Lại vấn đề dịch truyện, bản quyền, dịch lậu.

Viết bài này không phải để “vẽ đường cho hươu chạy” đối với các bạn có ý định làm truyện lậu, cũng không phải mâu thuẫn giữa việc cảnh tỉnh các bạn về vấn đề bản quyền và cổ xuý dịch lậu. Dịch lậu là một việc sẽ không bao giờ chấm dứt dù cho ngày càng nhiều luật áp đặt và ngăn chặn việc này hay nhận thức của các bạn trẻ cao hơn.

Khi các bạn làm lậu, đọc chùa mà yên lặng, khiêm tốn và các bạn nhận thức được việc làm lậu là sai cũng đừng sỉ nhục những người đọc chùa, làm lậu phi lợi nhuận thì sẽ chẳng có gì xảy ra hết.

Vậy thì vấn đề ở đây là sống chung với lũ kiểu gì.

Gần đây, mình hay bắt gặp và cũng được hỏi nhiều về vấn đề dịch lậu truyện có sao không? Phải làm sao khi muốn dịch một truyện đã có bản quyền mà không thể mua nổi bản quyền để chia sẻ cho mọi người? Bản quyền là gì? Mua bản quyền ra sao? Vậy dịch lậu có phải là tội không?

Trên các trang Confession về truyện tranh như Manhwa Cfs rồi Truyện dịch Cfs cũng có rất nhiều câu hỏi kiểu “Mình muốn dịch truyện thì liên lạc với tác giả ra sao để xin phép?”

Có nhiều cmmt trả lời kiểu “Lên twitter, insta, weibo… của tác giả liên lạc để xin phép.”

Thì xin khẳng định với các bạn: “NẾU ĐÓ LÀ TÁC PHẨM CÓ BẢN QUYỀN THÌ ĐỪNG XIN PHÉP TÁC GIẢ TRỪ PHI BẠN ĐỊNH BÁN NHÀ MUA BẢN QUYỀN HOẶC NỘP PHẠT KIỆN.”

Tới đây, xin phép truyền thụ kinh nghiệm về việc dịch lậu, đều là làm lậu thì xin phép hay không xin phép, mà nếu xin phép thì xin phép ai?

1. Nếu đó là một tác phẩm tự sáng tác phi thương mại và đăng tải free trên các trang mạng hoặc app (như truyện chữ trên wattpad hoặc truyện tranh trên pixiv) hoặc fanart, thì khi dịch cần và nên liên hệ với tác giả để xin phép họ.
Trong trường hợp họ cho phép (hoặc quá lâu không trả lời hoặc ko tìm được cách liên lạc mà bạn vẫn muốn dịch) thì ghi tên và dẫn link tới câu truyện gốc đàng hoàng.

2. Còn nếu đây là một tác phẩm đã xuất bản có bản quyền, bạn, với tư cách cá nhân, khó có thể (không muốn nói là không thể) xin phép tác giả được trừ phi bạn mua bản quyền để dịch vì nó liên quan tới vấn đề kinh tế tài chính của rất nhiều bên. Nhưng, như bạn thấy, việc dịch lậu các tác phẩm có bản quyền hiện giờ cũng nhiều và nếu làm vì mục đích phi thương mại thì tất cả đều mắt nhắm mắt mở (nói gì thì nói nó cũng là cách PR tác phẩm ko mất tiền).

Tuy nhiên, nếu tác phẩm đó được mua bản quyền và xuất bản tại đất nước của người dịch lậu thì người dịch lậu nên tự giác ngừng dịch bằng không vì lợi ích kinh tế, nxb sẽ có thể kiện người dịch lậu.

(Tác giả cuốn sách cũng có thể kiện nhưng 1 là họ không biết hoặc không quan tâm nếu nó không gây ảnh hưởng quá lớn và 2 là luật pháp ở các nơi khác nhau, rất khó và phức tạp.)

Đây là câu chuyện đại loại kiểu “ai cũng hiểu nhưng không nói ra”. Tất nhiên một khi đã làm lậu thì hãy kín đáo, nói ít làm nhiều, đừng công khai sử dụng vào mục đích thương mại.

3. Tương tự trong trường hợp tác phẩm này dùng ngôn ngữ khác, không phải tiếng Anh (như Ý, Pháp, Nhật, Hàn…) mà người dịch lại dịch từ bản dịch tiếng Anh của tác phẩm đó. Thì nếu bản tiếng Anh là phi thương mại đăng tải free thì cũng nên nói một tiếng với người dịch nó và ghi tên, nguồn, dẫn link.

Đây là vấn đề ý thức và tôn trọng công sức của người ta, đừng viện cớ “tất cả đều làm lậu” để nói.

4. Mua chap truyện trả phí không phải mua bản quyền mà chỉ là bạn trả phí cho bên đã mua bản quyền truyện và đăng tải truyện cho bạn đọc mà thôi. Việc này giống bạn ra cửa hàng mua 1 cuốn truyện tranh, bạn sở hữu nó không có nghĩa bạn có bản quyền của nó. Bạn có thể bán cuốn sách, nhưng không được sử dụng nội dung sách đó cho mục đích thương mại như làm ebook bán, không đạo văn từ sách và nhận là của mình, thậm chí không đăng tải nội dung sách lên mạng dù là free.

5. Về bản quyền truyện tranh (sách giấy) và truyện tranh mạng (dạng webtoon)

Bản quyền là quyền của tác giả/ họa sĩ và công ty đại diện của họ để có thể kinh doanh tác phẩm của mình theo luật pháp. Trước đây Việt Nam đa phần toàn dịch và xuất bản lậu nên chất lượng truyện không tốt cho lắm và thường bị drop giữa chừng vì nguồn lấy miễn phí đã hết. Những năm gần đây, việc tuân thủ luật bản quyền càng ngày càng phổ biến, các nhà xuất bản Việt Nam đã trả phí bản quyền cho các bộ truyện trước đây từng làm lậu và tiếp tục mua bản quyền các truyện mới, được phép xuất bản và các bản in cũng như dịch thuật đều được bên tác giả quản lý chặt chẽ để bạn đọc có thể yên tâm đọc truyện.

Gần đây nữa, xuất hiện truyện tranh dạng webtoon, truyện chỉ đọc trên mạng, cũng được phép xuất bản thành truyện giấy. Webtoon khác một chút với truyện giấy đó là bản quyền có thể được bán cho nhiều web và app trong cùng một nước trong khi đó truyện giấy thường chỉ được bán cho một nhà xuất bản mà thôi.

Hiện ở Việt Nam còn khá hiếm các trang web và app mua bản quyền truyện tranh từ nước ngoài và cho đọc trả phí các chap. Đến nay mình mới chỉ biết đến Comi và một app tên Manwa của bên Viettel. Và đang ngày càng có nhiều nơi mua bản quyền hơn nữa.

Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều những trang web như vậy để bạn đọc có thể yên tâm đọc truyện mà không sợ bị drop giữa chừng.

6. Như vậy, việc dịch lậu có phải vi phạm luật và có bị gì không?

Như đã nói từ đầu. Dịch lậu chắc chắn là vi phạm luật bản quyền nhưng, hiện tại đó là tình trạng chung vì thế người ta sẽ xét đến mục đích của bản dịch lậu đó.

Nếu bản dịch lậu chỉ để CHIA SẺ MIỄN PHÍ cho bạn đọc biết đến truyện và cái hay của truyện như được đọc trước khi mua sách mà không  thì nếu các nhà xuất bản biết tận dụng, đây sẽ là một nguồn PR cực kỳ tốt cho bộ nào bên nxb muốn mua bản quyền và xuất bản.

Hiện nay vô khối nhà xuất bản cùng các tổ chức tương tự muốn đầu tư bản quyền một bộ truyện nhưng họ không biết bạn đọc có tiếp nhận, ủng hộ nó không, có thể thu được lợi nhuận từ nó không, như vậy họ cần có khảo sát thị trường. Vậy khảo sát như thế nào để biết bộ truyện đó hay và được ủng hộ, chính là từ các kênh dịch truyện lậu. Tham gia và theo dõi họ để biết người đọc thích nó ra sao, đánh giá nó ra sao và quyết định có mua nó không nếu nó được xuất bản tại Việt Nam. Thậm chí sau đó các bên mua bản quyền còn có thể thuê luôn một trong những nhà làm lậu mà làm tốt bộ đó để dịch tiếp vì vốn họ đã được ủng hộ và có số lượng fan sẵn có rất lớn.

Ta lấy ví dụ Comi, từng bị người đọc bên web/app Mê đọc truyện (trang chuyên up truyện lậu) chửi vì cứ thấy truyện nào hay được vote, like nhiều là liền mua bản quyền và phải trả phí đọc khiến các bạn ấy không còn truyện để đọc chùa. Và bên Mê đọc truyện được thiết kế khá giống với mấy app free như vậy ở Trung Quốc với chức năng like, vote, tặng thưởng mở khoá cho bạn đọc và khen thưởng cho người đăng truyện để tạo động lực. Thuyết âm mưu ở đây chính là mấy app lậu này được các bên “có ý định” mua bản quyền truyện dùng để phân tích và khai thác thị trường người đọc.

Cho nên dịch lậu vẫn sẽ tồn tại và không sao nếu các bên làm lậu biết giới hạn của mình, xin nhắc lại 4 từ: CHIA SẺ MIỄN PHÍ và biết dừng lại khi bên Việt Nam mua bản quyền bộ truyện đó.

Người viết: Mrsleestranger – ThnKharin.

44 bình luận về “Lại vấn đề dịch truyện, bản quyền, dịch lậu.

  1. Thế cho tôi hỏi web LN Hako re có phải web lậu copy vượt mặt bản quyền light novel thay vì mua bên nước ngoài như anh, MỸ, chẳng hạn mà lại không phải thay vì mua bản quyền của tác giả đã bán chưa mà tại ngay Nhật bản không?? Nến có hành vi phạm vi bản quyền của light novel tự do lấy bản quyền và mua bản với giá rẻ như đi chợ về chỉ 100k về dịch thì tôi phải tố cáo như thế nào ạ???

    1. Mình chưa hiểu ý của bạn lắm, bạn nói hơi khó hiểu. Nhưng mình có 2 điều chắc chắn:
      Thứ 1, cái 100k mà bạn nói là mua raw truyện gốc về dịch chứ ko phải mua bản quyền. Bản quyền là quyền sử dụng và kinh doanh tác phẩm thì tất nhiên nó ko rẻ và còn nhiều điều kiện ràng buộc đi kèm.
      Thứ 2 là hako re là web lậu.
      Tuy nhiên nếu bạn đọc kỹ bài viết của mình thì quan điểm của mình rõ ràng thế này. Dịch lậu ok (dựa trên 1 chừng mực nào đó chứ ko bám sát mặt pháp lý) nếu nó là phi lợi nhuận và truyện đó phải bị drop ngay khi tác phẩm ấy được mua bản quyền ở nước sở tại (như chúng ta là VN).
      Mình ko bài xích dịch lậu khi nó ko làm tiền.
      Mình cũng ko hiểu bạn nói “thay vì mua bản quyền như Anh và Mỹ” là sao. Vì VN cũng có các nxb mua bản quyền và đương nhiên có web làm lậu. Anh, Mỹ cũng có nơi mua bản quyền và cũng có nhiều web lậu còn hơn VN. Cái này ở đâu cũng như nhau.
      Còn nếu nói về việc các bạn ấy mua bản truyện tiếng Anh thay vì tiếng Nhật để làm thì đơn giản vì ko nhiều người biết và giỏi tiếng Nhật để dịch, nếu tiếng Nhật phổ biến như tiếng Anh thì chắc chắn họ sẽ mua, thậm chí ko hiểu họ vẫn mua để sưu tập.
      Nếu truyện đó được mua bản quyền và xb ở VN mà một nhà nào vẫn làm lậu thì hãy báo với nxb hoặc nhà sách đã mua bản quyền truyện đó để họ xử lý.
      Nhưng nếu truyện chưa được mua bản quyền tại VN mà bạn báo cho tác giả hoặc các công ty đại diện của Nhật thì bạn là người rất chính nghĩa nhưng cũng đồng nghĩa với việc truyện đó sau này sẽ rất khó đàm phán để mua bản quyền ở VN. Đây chính là việc “sống chung với lũ” mà mình đề cập ngay ở đầu bài viết.

    2. Ko. bản WN là bản free của tg. hay đúng hơn là bản nháp trc r nghe đánh giá sau đó chỉnh lại sang LN. Dịch WN với mục địch phi thương mại thì cx ko vi phạm bản quyền, chỉ là PR cho tác phẩm thôi. Còn nếu dùng trong mục đích thương mại thì chắc vẫn bị coi là vi phạm bản quyề. Chắc thế.

    3. Còn như Ad nói dịch lậu hay bị drop thì vấn đề chính nó là thế này. khi LN thành công, tác giả hoàn toàn có thể drop WN. Như bộ The Eminience chẳng hạn. End lâu r nhưng WN vẫn đang ra vs tốc độ rất chậm 1 tháng 1 chap vì tác giả drop. Bạn nghĩ để 1 bộ LN nó được mua bản quyền ở các nc khác? đợi Anime á. đợi tới mùa quýt. trc đó phải có WN free đã, độc giả yêu quý thì nó sẽ nổi lên, r các studio nhìn thấy thị trường r mới làm tiếp anime để quảng cáo.

  2. Tôi có nhớ vụ là ban, gỡ, sập, web đọc light novel, manga lậu vì bản quyền, mà làm cách nào Hako re mà ko bị gỡ, ban web mà vẫn mặt qua đc vụ đó đến bây giờ vẫn tồn tại??? Sonako của Fandom Wiki có phải web lậu Ko ạ?

    1. Cách thức hoạt động của web thì mình ko rõ cho lắm nhưng mình biết là các web phòng trường hợp bị sập thì đều có lưu giữ. Từ nơi này có thể đổi sang server mới chỉ cần phần lưu giữ đó còn thì đều tái lập được. Việc làm lậu nó lâu và nhan nhản đến nỗi mà hiện giờ các nxb cũng mắt nhắm mắt mở, thậm chí đôi khi còn tận dụng thông qua các web lậu này (có fanpage) để khảo sát thị trường bạn đọc biết đc tác phẩm nào đc yêu thích, pr tác phẩm, để yêu cầu trực tiếp admin khi nxb mua bản quyền bộ nào đó. Đây cũng là hình thức sống chung với lũ đó.
      Mình có thể khẳng định hiện ở VN chưa có website đăng truyện dịch mà có bản quyền, trừ các web truyện sáng tác. Cho nên ngoài web và fanpage của các nxb và nhà sách thì các web truyện dịch như sonako, hako re, valvrareteam đều là lậu.

  3. Thế web này và chuyện của ad có lậu K ạ :))?? Cho tôi xin Pape và web dịch của group đc K ạ mình tìm web đọc light novel để đọc Re:zero :V mà lười dùng chrome để web chính thức bên Nhật :V

    1. Vâng, hiện tại ở VN cái gì mà là truyện dịch đăng mạng thì nó đều lậu hết bạn. Nhưng mình đã nói (lần thứ n) trong cả cái bài dài này và các cmmt trước rồi đấy (nếu bạn có đọc) thì mình ko bài xích truyện lậu, mình đang chỉ cách cho các bạn đọc và dịch lậu trong khuôn khổ có thể chấp nhận được và dài lâu thôi. Hơn nữa blog này của mình (ko phải web) còn đăng truyện tự sáng tác, review sách… và còn nhiều thứ khác, viết từ rất lâu trước cả khi đăng vài ba truyện tự dịch, nên bạn ko cần kháy mình.
      Rezero đã được mua bản quyền ở VN nên bản dịch lậu ở VN rất lỗ chỗ, sonako dừng ở chap 1 vol 1, hako thì nhảy cách dịch. Mình cũng ko đọc bộ này nên mình ko tìm hiểu xem thế giới này còn chỗ nào làm lậu bộ này nữa. Page và group của các web lậu ko phải để đăng truyện mà chỉ để giao lưu nên lên đó cũng ko có gì đâu bạn.

      1. Thế đây là 1 web dịch LN đúng K ad :V?? Tôi thấy ad giống anh hùng bàn phím quá :V trả 10 phút :V ad có dịch Re:zero K ạ ?

      2. À, tại trời mưa và rảnh vl, đang ngồi ngáp nên có tin nhắn thì tám chút.
        Đây ko phải web LN, đây là blog cá nhân của mình nên mình đăng mấy cái tự viết, tự dịch lên thôi.
        Trên menu của blog có tất cả những pj nhà mình rồi đấy. Và nhắc lại là Rezero nó đc mua bq ở VN rồi thì mình dịch làm gì? Nãy giờ bạn ko đọc mình viết gì đúng ko? Vậy thì thôi chào nhé.

  4. Như có web này tôi bạn nên đi thi làm tác của Light novel bên Nhật Bản trong cuộc thi viết light novel hàng năm tôi đọc những bài post blog của bạn nó khá dài như mà rất hay nếu thì tôi nghĩ bạn sẽ thi qua vòng loại cuộc thi viết light novel vì bài bạn viết và cách dùng từ ngữ rất đa dạng và xâu sắc tui đọc bao nhiêu quyển sách mà tôi làm mọc sách rất thích đọc sách trong số light novel đó tui cũng đọc luôn! Tôi nghĩ ngữ văn bạn học rất giỏi hoặc khá nhỉ? Tôi cũng từ nghĩ đến việc đăng ký 1 vé thi trên 1 trang web chính thức của Nhật Bản để thi viết cuộc thi viết light novel đó như tôi nghĩ lại mình sẽ ko đủ khả năng qua :V nên tôi nhận xét bạn nên thi viết light novel bên Nhật Bản xem chắc có thể qua vọng loại !

    1. Bạn luôn phải theo dõi thông tin bản quyền tại các nhà xuất bản, nhà sách mà hay làm các đầu sách mà bạn muốn dịch, họ đều có fanpage riêng như Kim Đồng, Trẻ, IPM, Amak, Nhã Nam… Đối với truyện tranh dạng webtoon thì hiện có khá nhiều app/ web bản quyền như comicola, comico, manwa, tiviwebtoon, pops, mangatoon… bạn đều phải chú ý.
      Ngoài ra có trang này hay cập nhật thông tin về truyện bản quyền (sách giấy): https://truyenbanquyen.com/

  5. Vậy cho mình hỏi là mình đang muốn dịch 1 bộ truyện trên webtoon sau đó đăng trong wordpress và đặt password, vậy mình có cần phải xin phép tác giả hay gì đó không? ( mình dịch phi lợi nhuận )

    1. Bạn dịch lậu thì tốt nhất làm phi lợi nhuận và im lặng mà làm. Nhưng webtoon giờ có 2 loại, 1 là loại tác giả tự vẽ và tự đăng ko thông qua bên thứ 3 thì có thể xin per dịch dễ hơn, nếu có thể thì nên xin. Loại 2 là tác giả đã ký kết với 1 công ty phát hành (như DC hay Carotoon của Hàn) thì bạn ko thể xin được, làm chui thôi.
      Hãy xem phần gth truyện và tìm hiểu kỹ chút.

    1. Bạn có hiểu 2 cái này khác hay giống chỗ nào ko vậy? Nếu tách biệt ra thì tác quyền mới là cái khó mua hơn bản quyền hay nói cách khác là ko thể mua vì có tác quyền tương đương với bạn là tác giả hoặc người được tác giả uỷ quyền tác phẩm.
      Mọi việc mua bán, bạn cần liên lạc với tác giả để hỏi chứ ko có một chỗ nào cụ thể bày bán cả.
      Nếu nó là tác phẩm của người khác thì việc mua chỉ có thể mua bản quyền để sử dụng dưới dạng một mặt hàng.
      Còn nếu tác phẩm đó là của bạn thì bạn chỉ cần đi đăng ký bản quyền tác phẩm là xong.

  6. Ad ơi nếu Việt Nam mới chỉ mua bản quyền của sách, chưa mua của truyện tranh thì có thể dịch không? Và dịch truyện mà được donate thì có gọi là dịch phi lợi nhuận hay không?

    1. Ý bạn “sách” ở đây là light novel hả? Bạn có thể dịch lậu manga nếu manga chưa có thông báo bản quyền.
      Donate nằm giữa ranh giới “phi lợi nhuận” và “lợi nhuận” vì nếu bạn ko “xin” donate thì bình thường cũng chẳng ai donate đúng ko nào? Mà việc công khai khoản donate này cũng rất nhì nhằng nên đã xin donate thì tốt nhất bạn tránh dùng từ “phi lợi nhuận”
      Bạn ko thể biết lòng tham có thể dẫn tới đâu, đây là kinh nghiệm của mình, còn làm thế nào thì do bạn cả.

      1. Cho mình hỏi thế này, dừng ở đây là xóa toàn bộ hay chỉ drop lại thôi. Và cái thứ hai là sau khi mình dịch xong hết rồi nhưng tầm khoảng mấy ngày hoặc mấy tháng sau người ta mua bản quyền thì làm sao ạ. Rất mong được nhận phản hồi của bạn sớm

      2. Là ngừng tại đó ko làm tiếp nếu truyện vẫn chưa kết thúc sau đó xoá toàn bộ phần truyện đã làm trên các trang đã đăng. Còn nếu bạn đã làm xong thì khuyến khích bạn vẫn nên xoá để giữ an toàn cho bạn thôi. Nếu bên xuất bản để ý thì họ sẽ sớm liên hệ bạn để xoá còn nếu ko thì thật ra nếu bạn muốn giữ thì ko xoá hết cũng được mà xoá khoảng 1/2 truyện phần sau đi. Hoặc ẩn truyện đi chỉ để lại 1 phần đầu, sau khi truyện xuất bản khoảng 3-5 tháng thì đăng lại hết được nhằm tránh tranh chấp dù đây vẫn vi phạm luật bản quyền.

  7. Cho mình hỏi thế này nha. Thứ nhất là khi mình đang dịch được một nửa thì nxb có bản quyền thì nên drop hay xóa hết phần dịch. Thứ hai là nếu mình dịch xong hết rồi nhưng người ta mới mua bản quyền tầm mấy tháng sau chẳng hạn thì làm sao ạ.

  8. Bài viết rất hữu ích, cám ơn bạn. Mình đang phân vân vấn đề như mình là người mới thì để biết truyện nào đã được mua bản quyền dịch thì mình tìm tư liệu ở đâu (ý là danh sách truyện có bản quyền như bạn nói ấy).

    1. Thật sự thì hơi khó nếu bạn là người mới và muốn biết những truyện đã mua bản quyền vì nó khá lẻ tẻ, mình thường theo dõi thường xuyên thông tin từ các nxb và các app bản quyền thì cũng mới nắm được. Manga thì đc các nxb mua còn manhwa thường đc các app đọc online mua, manhua thì mình theo dõi bên nxb còn trên các app hơi loạn nên ko quan tâm. Chứ ko có 1 danh sách tập hợp cụ thể truyện nào đã đc mua bq đâu. Có 1 trang là truyenbanquyen.com có mục “Preview trước giờ ra mắt” cũng tập hợp kha khá các bộ truyện đã, đang và sẽ có khả năng đc mua bq. Còn manhwa thì bạn phải lên các app như pops comic hay comico để check.

    1. Mình ko khuyến khích lắm việc dịch và share rộng rãi truyện Hàn, nhất là tại thời điểm này mặc dù đó là làm phi lợi nhuận. Nói vậy là vì tính chất của bên Hàn khác với Nhật cũng như các nước khác, họ khó chịu ngay từ khi các nước chưa mua bản quyền. Mình từng mua 1 bộ novel trên ridi về dịch đc 10 chương rồi nhưng chưa kịp up thì thấy twitter tác giả đề nghị ko ai được dịch tác phẩm của cô ấy. Vì cùng là người viết truyện nên mình cũng hiểu và ngậm ngùi ko dịch nữa.
      Nếu bạn vẫn muốn làm thì mình khuyên là nên tránh xa việc pr và up trên các nền tảng dễ tìm thấy như wattpad (đã về tay Naver Hàn, mình mới bị pay acc vì up review, gth và vài chương dịch gth truyện Hàn lên đó), wordpress (tìm kiếm khá dễ qua gg, trừ phi bạn khoá trang và kiểm soát số người đc phép vào), insta, twitter, tumblr, tik tok, page facebook công khai hoặc các web đăng truyện công khai.
      Bạn có thể lập group kín trên facebook và share, cũng có thể thử đăng tải ở 1 số nền tảng tương tự watt như webnovel hoặc tương tự wordpress như spaces của wix. Tại VN có thể đăng lên trang hako.
      Mới đây 7 công ty lớn của Hàn đang tập hợp lại để làm một cuộc càn quét việc dịch lậu webtoon và cả novel nên thời điểm này càng kín tiếng càng tốt.

  9. Chào bạn, mình muốn dịch một bộ tiểu thuyết tiếng anh có tên The Hollow của tác giả Mark Edwards. Trước đó mình đã kiểm tra hết tất cả xem bên VN đã có bất cứ thứ gì liên quan đến tiểu thuyết chưa và mình không thấy gì cả. Vậy mình có được dịch truyện này không ạ? Mình thực sự rất sợ bị kiện :<

    1. Theo kinh nghiệm của mình đối với việc dịch truyện phương Tây chưa có bản quyền thì thoải mái hơn nhiều so với truyền Hàn. Bạn có thể dịch phi lợi nhuận nhưng đừng chia sẻ quá rộng rãi. Cùng lúc đó, trong quá trình dịch, bạn vẫn luôn phải chú ý đến tình trạng bản quyền tại VN của cuốn này, nếu có đơn vị nào mua bq rồi thì dừng dịch. Họ phát hiện cũng ko kiện bạn đâu mà sẽ nhắc nhở trước. Các đơn vị bản quyền sách ở VN cũng vậy, đôi khi họ còn chẳng để tâm việc truyện đã bị dịch free trước, nếu có thì họ cũng sẽ nhắc nhở trước, trừ phi bạn tranh chấp lợi ích với họ. Tóm lại, chẳng ai muốn kiện tụng đâu, vừa phí thời gian vừa tốn tiền của, công sức.

  10. Ad ơi, mình đang có ý định dịch một bộ truyện trên myreadingmanga và bản đó đã được một team dịch lại thành eng. Mình muốn đăng truyện trên wordpress khi đã có sự cho phép dịch, nhưng nếu họ không trả lời thì có để link đến tác phẩm chính ở dưới. Làm như thế có được không ạ? (bộ này là fanart ạ)

    1. Nếu nó là fanart (thường là tác phẩm up tự do của tác giả ko liên quan tới vấn đề bản quyền kinh doanh) thì mình khuyến khích bạn xin phép cả tác giả lẫn nhóm dịch tiếng Anh (trong trường hợp bạn chỉ biết tiếng Anh và sẽ dịch lại từ bản Anh) và tất nhiên credit phải để cả 2 nơi.
      Trường hợp tác giả ghi ko cho repost mà bạn thật sự vẫn muốn dịch (mình ko khuyến khích lắm) thì bạn chỉ xin phép bên dịch bản Anh hoặc ko xin phép nữa mà cứ lẳng lặng làm rồi đăng tại trang của bạn, ghi 1 cái disclaim là truyện làm với mục đích phi thương mại, chưa có sự cho phép của tác giả, vui lòng ko repost hoặc mang đi nơi khác. Và credit vẫn ghi đầy đủ.
      À ngoài vụ xin phép dịch thì còn cần xin phép sử dụng raw để edit, nếu bạn dùng raw (Nhật hoặc Trung hoặc Hàn) mà ko xin tác giả thì ko cần nói gì thêm nhưng nếu bạn lại dùng bản Anh edit lại thì nên xin phép bên đó.

  11. Ví dụ như một bộ đã end được s1 rồi được hơn 100 chap sách cũng ra luôn rồi nhưng hơn 1 năm mới ra được 1 quyển và một quyển chỉ có hơn 10 chap/quyển, ra rất chậm luôn. Xong bây giờ có một bên VN mua sách về xuất bản họ cũng chỉ xuất bản ngang với số quyển đang có bên kia, vậy nếu truyện ra s2 thì có được dịch tiếp không bạn?

  12. Mình thấy các app manhua có rất nhiều truyện mà VN chưa đăng ký bản quyền, nếu mình lấy mấy truyện trên app đó dịch lại r đăng lên các wed hay app truyện VN kiếm 1 ít lợi nhuận, đến khi Vn đăng ký bản quyền truyện đó thì mình ko dịch nữa hoặc drop truyện đó trên wed hay app thì đó có phải ý tưởng tốt ko?

    1. Về lý thuyết, truyện chưa có bq tại Việt Nam thì bạn có thể làm mà ko bị sờ gáy dù làm phi hay có lợi nhuận, nhất là manhua. Tuy nhiên, làm lậu có lợi nhuận vẫn đang bị để mắt đến trong thời buổi hiện nay cho nên mình ko recommend cái này.

      1. Thật ra mình cũng ko quan trọng quá việc có donate hay ko, đơn giản là chỉ vì mình muốn đọc truyện, nếu ng đọc cảm thấy thích thì có thể donate cho, mình có thể nhận đa số app manhua mình đọc thì cần dùng tiền để mở chap, thế cho nên mình ms quyết định dịch truyện cho mn đọc sau đó kiến ít donate mở chap để đọc truyện, tóm lại là như vậy.

    1. Thì vẫn là dịch lậu thôi bạn nhưng khi đăng tải có thể cho 1 cái disclaim nghe hoa mỹ là Dịch phi thương mại, chưa có sự đồng ý của tác giả, xin vui lòng không reup trên các nền tảng khác.

Bình luận về bài viết này